Status hay

16/03/2015 15:04

TÔI TỪNG NGHĨ…
Gia đình chính là một dạng Nhà tù. Tự do cá nhân bị kỷ luật siết chặt đến mức nghẹt thở.
Gia đình là nơi của sự Độc tài. Chỉ có quan tòa và phạm nhân. Chỉ toàn dùng quyền lực, áp đặt và cai trị.
Gia đình là thế giới của những giọt nước mắt. Thử hỏi có nơi nào mà tôi lại khóc nhiều như ở ngôi nhà tôi ở đâu chứ?
Tóm lại, gia đình tôi là địa ngục!


NHƯNG…RỒI MỘT NGÀY TÔI TỰ HỎI...
Ai có thể nuôi mình 1 ngày? Ừ thì hàng xóm. 
Ai có thể nuôi mình 10 ngày? Ừ thì đứa bạn hay người quen tốt bụng.
Nhưng ai có thể nuôi ta đến 1 năm? 10 năm? Thậm chí 20 năm?
Ừ thì… chỉ có cái “địa ngục” đó thôi.

“Địa ngục”, đó là nơi có thể mua cho ta 100 bộ quần áo mà chẳng đòi lấy một xu, là nơi ta hay vay tiền nhưng lại hay quên “trả” nhất…
Ngẫm nghĩ lại khi mình bị bệnh, chỉ có người nơi “địa ngục” ấy mới có thể thức đêm thức hôm chăm mình từng muỗng cơm ăn, cho mình từng ngụm nước…

Khi vui vẻ thì ta vui cùng bè bạn. Khi ức hiếp, khổ đau, thì ta lại về nhà…
Bạn thấy đấy, đấy chính là “địa ngục”, là “nhà tù”, là “thế giới của những giọt nước mắt” mà ta thường hay ghét bỏ…

Bạn có bao giờ bực bội khi cha mẹ lúc nào cũng nhắc mình hàng tỷ lần phải đi ngủ sớm?
Bạn có bao giờ khó chịu khi cha mẹ lúc nào cũng dặn ra đường phải đi xe cộ cẩn thận, la mắng khi một mình về trễ giữa đêm…?
Bạn thấy đấy, khi chính bạn còn không thèm lo cho bạn, thì cha mẹ vẫn kiên trì...

Hãy thử tưởng tượng xem, một hôm khi đi học về, căn nhà trống trải im lìm, cha mẹ không còn tồn tại nữa. Bạn sẽ cảm thấy thế nào? Có vui không khi không còn nghe những lời phiền phức ấy...?

Tiền có thể nhiều, bạn bè cũng có nhiều, nhưng mà cha mẹ chỉ có một mà thôi.
Nếu có người nào đáng để yêu thương nhất trên đời, thì đó chính là Cha Mẹ!

VU LAN… SÁNG MAI VỀ VỚI MẸ…
VU LAN… LẦN ĐẦU CON SẼ NÓI THƯƠNG BA…

Con trai của Ba Mẹ: Nguyễn Hoàng Khắc Hiếu

10
Bạn cần đăng nhập trước khi bình luận
16/03/2015 15:02

Bố và mẹ cùng dựng xe, bước nhanh đến chỗ hai đứa trẻ. Cà Rốt giật giật tay Củ Hành: "Nhìn kìa. Bố nắm tay mẹ". Củ Hành toét miệng cười: "Em đã bảo mà. Chơi mãi trò ly dị, chán lắm"..
***
Cầu thang xoáy ốc nằm bên hông nhà. Nó chỉ mới được làm cách đây sáu tháng, lúc bố và mẹ ly dị nhau. Khi thấy bố đứng chỉ huy các ông thợ xây cầu thang. Cà Rốt và Củ Hành đều thắc mắc: "Bố xây cầu thang ở ngoài làm gì nhỉ? Đã có một cái trong nhà rồi".

Mẹ đưa mắt nhìn hai đứa rồi cúi xuống, lặng thinh. Cà Rốt bảo Củ Hành: "Chắc là để phơi quần áo đấy mà". Củ Hành ngẫm nghĩ một lát rồi bảo: "Ừ, chắc vậy. Bên nhà Mi Mi cũng phơi quần áo ở cầu thang".

Hai đứa trẻ thắc mắc về việc xây cầu thang mới

Không thắc mắc nữa, hai đứa ngồi xuống, chơi trò xếp hình, thỉnh thoảng lại cười lên khanh khách. Một tuần sau, khi cầu thang xây xong, đi học về, Cà Rốt và Củ Hành ngạc nhiên thấy trong nhà mọc thêm một cánh cửa. Cánh cửa này bịt kín lối đi lên lầu. Mẹ giải thích với Cà Rốt: "Kể từ hôm nay, con sẽ ở dưới này với mẹ". Bố cũng giải thích với Củ Hành: "Con lên lầu sống với bố".

Thế là Cà Rốt và Củ Hành hiểu rằng, ly dị nghĩa là không sống chung một nhà nữa, phải chia ra làm hai nơi. Con cái cũng chia làm đôi, mỗi người một đứa. Cà Rốt giãy lên khóc: "Bố mẹ ly dị thì ly dị. Con với Củ Hành không ly dị đâu". Củ Hành cũng khóc ti tỉ: "Con muốn ở chung với Cà Rốt. Con không lên lầu".

Bố, một tay xách va ly, một tay xốc Củ Hành: "Thôi, đừng có rối rít nữa. Lên nhà ngay". Mẹ, hai mắt ầng ậng nước, đứng sững nhìn Cà Rốt lôi chân bố. Cà Rốt hét: "Để Củ Hành lại. Con ghét bố. Con ghét bố". Trên tay bố, Củ Hành giãy giụa: "Thả con xuống.
Thả con xuống. Con không đi với bố đâu".

Nhưng bố đã ra đến cửa rồi. Cà Rốt khóc òa. Trong nhà, mẹ ngồi thụp xuống đất, úp mặt vào hai đầu gối. Sao lại bắt trẻ con phải chịu cảnh này, trời ơi!

Buổi sáng, mẹ luôn chở Cà Rốt đến trường sớm. Mãi một lúc sau mới thấy Củ Hành lếch thếch chạy vào. Cà Rốt hỏi: "Hôm nào cũng đi muộn thế?". Củ Hành chu chu cái miệng, hít mũi đánh sột: "Bố ngủ quên. Em phải đánh thức đấy". Cà Rốt lại hỏi: "Thế bố có pha sữa cho Củ Hành uống trước khi đi học không?". Củ Hành lắc đầu: "Em tự pha. Dễ lắm. Đổ sữa vào cốc, thêm nước vào, khuấy lên. Nhưng mà nó nhạt phèo, chả ngọt như mẹ pha lúc trước".

Cà Rốt xịu mặt: "Chứ bố làm gì mà không pha cho Củ Hành?". Củ Hành nghiêng nghiêng đầu, ra vẻ suy nghĩ: "À, bố cứ nằm mãi ở giường, gác tay lên trán. Có khi bố bận đánh răng". Cà Rốt bảo: "Bố thế là hư rồi".

Hai chị em nắm tay nhau đi vào lớp học. Lớp Chồi của Củ Hành ở ngay cạnh lớp Lá của Cà Rốt. Thỉnh thoảng, hai đứa lại vờ vĩnh chạy ra cửa để ngó nghiêng vào lớp đứa kia. Gặp nhau ở trường sướng thật. Cà Rốt và Củ Hành chán nhất khi phải về nhà. Lúc đó, mỗi đứa lại phải ở một nơi.

Giờ ra chơi, Cà Rốt và Củ Hành không thích nô đùa cùng các bạn. Hai đứa cùng ngồi trên ghế xích đu, vừa ăn bánh sữa, vừa trò chuyện. Củ Hành kể: "Hôm qua bố ngồi vá quần cho em, bị kim chọc vào tay, kêu ui da, buồn cười lắm".
Cà Rốt cũng khúc khích: "Còn mẹ sửa cái bếp điện mãi mà không xong, hễ cắm dây vào là nổ cầu chì. Sau phải nhờ chú Ngân sửa mới xong đấy".

Củ Hành xịu mặt: "Sao mẹ không gọi bố mà lại nhờ chú Ngân?", Cà Rốt dí ngón tay xinh xinh vào trán Củ Hành: "Ngốc thế. Ly dị rồi là không có nhờ vả chuyện gì cả". Củ Hành hỏi: "Mẹ bảo thế à?". Cà Rốt gật đầu: "Ừ". Củ Hành cáu: "Chán mẹ lắm. Tự nhiên lại ly dị". Cà Rốt gật đầu ra vẻ đồng tình, mặt buồn thiu ...

Một hôm ... Khi mẹ đến đón Cà Rốt, chiều đã muộn lắm rồi. Thế mà bố vẫn chưa đến đón Củ Hành. Cô giáo đưa mắt nhìn hai đứa trẻ vui vẻ chơi lò cò trên sân rồi băn khoăn nói với mẹ: "Hôm nay ở nhà em có việc. Không biết chừng nào anh mới đến đón cháu?".

Mẹ bảo: "Thôi, để tôi đưa cháu về luôn". Củ Hành tròn mắt: "Mẹ cho con về chung với Cà Rốt hả?". Mẹ gật đầu. Hai đứa nhảy tưng tưng vì mừng. Trên xe, Cà Rốt và Củ Hành nói cười luôn miệng. Vào nhà, Củ Hành lăng xăng chạy tới, chạy lui. Tất cả đều quen thuộc. Thích quá.

Cà Rốt đột nhiên người lớn hẳn. Con bé nhìn em một cách bao dung: "Chạy vừa thôi. Đi tắm rồi còn ăn cơm chứ".
Củ Hành vẫn chạy lui, chạy tới" "Em thích chạy". Hai tay cu cậu dang rộng như lái máy bay, quẹt cả vào người Cà Rốt: "Ôi, ôi, thích quá. Xê ra cho máy bay bay nào".

Khi bố về, trời đã khuya lắm. Bố đứng lựng khựng trước cửa, khẽ hắng giọng rồi lại đứng im. Mẹ đẩy cánh cửa mở hé cho rộng thêm, bảo: "Anh vào đi". Bố rón rén bước vào. Nhà im phăng phắc. Hai đứa trẻ đang ngủ ngon trong giường. Mẹ bảo: "Anh để Củ Hành ngủ ở đây một đêm cũng được. Đừng đánh thức nó nửa chừng". Bố nói nhỏ: "Anh xin lỗi. Có việc đột xuất nên không thể đến đón nó đúng giờ". Mẹ lạnh lùng: "Người anh cần xin lỗi là nó chứ không phải em".

Bố đứng như chôn chân trước giường ngủ của hai đứa trẻ. Dưới ánh đèn mờ nhạt, hai gương mặt bầu bĩnh kề sát nhau thật ngây thơ, đáng yêu. Củ Hành ngủ say, miệng chóp chép nhai trong giấc mơ, bàn tay vẫn nắm chặt tay Cà Rốt. Con chị nằm gác chân lên người em, hai mắt nhắm tịt, nhưng miệng lại tủm tỉm cười.

Hai vai bố như xệ hẳn xuống. Bố nói mà không nhìn mẹ: "Sao mình lại để mọi sự trở nên tồi tệ thế này hả em?". Hai người ngồi đối diện trong một quán cà phê. Trước mặt anh, chiếc gạt tàn đã đầy ắp tàn thuốc lá. Ly nước của chị cũng cạn đến đáy rồi. Cuộc trò chuyện lâu hơn họ nghĩ.

Khi anh nói tên quán cà phê, chị đã rùng mình. Đó là nơi hai người từng hẹn hò nhau từ lúc mới yêu. Chiếc bàn trong góc cũng là bàn quen thuộc. Anh muốn nhắc nhở chị điều gì chứ, khi chính anh là kẻ có lỗi trăm bề?

Chị không thể tha thứ, mặc dù anh đã quỳ xuống chân chị xin lỗi rất nhiều lần. Niềm tin và tình yêu chị dành cho anh quá lớn, đến nỗi khi biết sự phản bội của anh, chị bất ngờ đến sửng sốt, tê dại cả người. Quyết định ly hôn của chị làm mọi người ái ngại. Mẹ chị khuyên: "Nó đã biết lỗi thì tha thứ đi con ạ. Như mẹ từng tha thứ bố mày ấy".

Có lẽ trong tình yêu, khó có lời khuyên nào áp dụng thật chính xác cho từng trường hợp. Chị biết rõ mình không thể lướt quá mọi chuyện được như mẹ, xem như không có gì. Sống tiếp tục với anh, Chị chịu không nổi.

Khi chị nói thẳng điều đó, anh lặng người. Trông chị như một người khác hẳn, quyết liệt và lạnh lùng. Anh cố vớt vát bằng cách đem Cà Rốt và Củ Hành ra thuyết phục: "Em ơi, đừng để các con phải liên lụy. Em muốn trừng phạt anh thế nào cũng được, nhưng đừng ly dị , được không?". Chị tàn nhẫn nhìn anh: "Không ly dị, để sống giả dối như nhiều người khác sao? Em không muốn vậy. Khi các con lớn, chúng nó sẽ hiểu".

Nước mắt ứa ra, anh khóc không kiềm chế trước mặt chị, nhưng chị vẫn dửng dưng. Lòng chị đã nguội lạnh hẳn kể từ khi biết anh phản bội. Kể từ giờ phút này, chị sẽ chỉ cư xử như một người không có trái tim. Ra tòa, anh bảo: "Tôi có lỗi. Tòa cứ xử theo ý vợ tôi. Sao cũng được". Chị lạnh lùng đề nghị: "Chia đôi mọi thứ. Anh ấy và con trai ở trên lầu. Tôi và con gái ở dưới nhà. Xây lối đi riêng, không ai làm phiền ai".

Họ đã ly dị được hơn nửa năm. Cà Rốt và Củ Hành dần dà cũng quen cuộc sống chia đôi của bố mẹ. Bố thì dễ rồi. Nhà bố thường mở cửa rộng, Cà Rốt muốn lên lúc nào cũng được. Nhưng con bé không dám. Mẹ khe khắt lắm. Một lần thấy Cà Rốt lên nhà với bố, mẹ giận dữ quát ầm lên. Cà Rốt phải lủi thủi đi về trước ánh mắt buồn rầu của bố. Từ đó, nhà mẹ luôn đóng cửa. Cà Rốt và Củ Hành chỉ còn gặp nhau lúc đi nhà trẻ.

Cũng may là mẹ không đổi trường. Chứ nếu mẹ đổi, hai chị em sẽ lâm vào hoàn cảnh "gần nhà xa ngõ" cho xem. Thường lệ, bố đưa Củ Hành đi học muộn, nhưng luôn đó sớm nửa giờ. Bố xin cô giáo được gặp Cà Rốt. Ban đầu, cô giáo cũng lúng túng, khó xử vì như thế là sai quy định của trường. Nhưng nhìn ánh mắt van nài của bố, cô thấy tội.

Cô bảo: "Anh đừng gặp cháu lâu quá. Mười lăm phút được rồi". Bố mừng rỡ, vâng dạ rối rít. Thế là hai bố con được gặp nhau trò chuyện mỗi ngày. Bố hay hỏi Cà Rốt: "Mẹ có khoẻ không? Tối mẹ có thức khuya không? Mẹ có hay khóc không?". Rồi bố xoa nắn chân tay, ôm Cà Rốt vào lòng, hôn lên đôi má bầu bĩnh của con mà nước mắt ứa ra.

Bố dặn: "Đừng cho mẹ biết bố hay gặp con nhé". Bố không dặn, Cà Rốt cũng giấu kín. Dại gì nói ra cho mẹ cấm nhỉ? Nó còn dặn ngược lại bố: "Bố nhớ đón Củ Hành trước khi mẹ đón con nhé. Để mẹ đừng thấy bố con mình gặp nhau". Bố lại chảy nước mắt. Chỉ mới nửa năm mà Cà Rốt đã "bà cụ non" như thế rồi sao? Bố hối hận quá.

Trưa hôm ấy, đột nhiên bố nhìn thấy mẹ ở ngã tư đường. Mẹ đang đứng mặc cả để mua trái cây, không nhìn thấy bố. Gương mặt mẹ trắng trẻo, ửng hồng dưới nắng. Chiếc áo màu tím và bờ vai quen thuộc làm lòng bố nhói đau. Lập tức, bố chạy xe lên vỉa hè, tấp vào sau một gốc cây, âm thầm nhìn mẹ. Khi mẹ đi rồi, bố vẫn đứng lặng nhìn theo đốm màu tím nhỏ dần rồi khuất hẳn.

Tự nhiên, bố mệt mỏi đến cực độ. Móc trong túi chiếc điện thoại di động, bố gọi về cơ quan, cáo ốm để xin nghỉ buổi chiều. Từ ngã tư gặp mẹ, bố đi lòng vòng, lòng vòng mãi dưới nắng rồi tấp vào một quán bia quen. Từng chai, từng chai, bố uống cạn.

Người chủ quán đến kéo ghế ngồi chung: "Sầu đời hả bạn? Để tôi uống cùng". Không hiểu sao bố lại uống nhiều như vậy? Và nói nhiều nữa. Bố nói hết những ẩn ức trong lòng. Rằng bố yêu mẹ lắm. Từ khi mẹ ly dị bố, bố càng yêu mẹ hơn.

Nhưng bố cũng oán mẹ nhiều bằng bố yêu mẹ. Rằng sao mẹ sắt thép, cứng lòng như thế? Rằng tội nhân phạm tội trọng, khi hối lỗi còn được ân xá, mà mẹ thì kiên quyết chặt đứt đường về của bố. Rằng bố nhớ Cà Rốt biết bao. Bố thèm ăn cơm của mẹ nấu biết bao. Tại sao mẹ có thể quên đi những ngày hạnh phúc của mẹ và bố?

Tại sao mẹ chỉ nhớ tội lỗi xấu xa của bố mà quên những kỷ niệm đẹp bố từng làm?...
Càng nói, bố càng uống. Người chủ quán bỏ đi lúc nào, bố cũng không biết. Đèn đường lên lúc nào, bố cũng không hay. Bố quên luôn giờ đó Củ Hành. Mà bố đón làm sao được khi đã gục trên bàn ngủ thiếp thế kia?

Hai người ngồi đối diện trong quán cà phê quen thuộc. Chỗ ngồi và chiếc bàn cũng quen thuộc.

Anh hút thuốc liên tục. Chiếc gạt tàn dần đầy lên. Mấy lần chị suýt bảo anh ngưng hút, nhưng lại bặm môi im lặng. Bây giờ, anh muốn làm gì cứ làm, chị chẳng quan tâm. Nhưng khi anh cất tiếng, sự căng thẳng của chị chùng dần. Rồi nước mắt chị rớt xuống.
Anh bảo: "Anh vẫn lén gặp Cà Rốt mỗi chiều ở trường. Anh nhớ con lắm. Nhớ mùi mồ hôi của nó. Nhớ những câu hỏi vặn vẹo khiến anh điên đầu trước kia. Anh cũng nhớ em. Mỗi đêm, anh đều nằm áp tai xuống gạch, lắng nghe tiếng động ở dưới nhà để tưởng tượng em đang làm gì? Cà Rốt đang làm gì?".

"Có hôm, anh ra cầu thang xoáy, áp tai vào vạch như một thằng ăn trộm, thèm nghe một tiếng em cười mà không được. Một lần, anh đang ngồi như thế thì Củ Hành thức dậy. Nó mò ra cầu thang xoáy và thấy anh ở đấy. Hai bố con anh đã ôm nhau ngồi rất lâu để chỉ nói về em và Cà Rốt. Củ Hành bảo: "Con ghét ly dị. Con nhớ mẹ và Cà Rốt. Con muốn uống sữa mẹ pha. Bố ơi, đừng chơi trò ly dị nữa nhé".

"Đây là trò chơi hả em? Anh cũng ước nó chỉ là trò chơi để mình chấm dứt, không chơi nữa. Trò chơi gì mà tàn nhẫn quá, làm khổ cả bốn người? Em muốn anh phải làm gì bây giờ để được em tha thứ? Sao em lại giao Củ Hành cho anh mà không giữ cả hai đứa với nhau? Phải chăng em muốn anh nhìn rõ tội lỗi của mình? Rằng vì anh mà con cái phải mỗi đứa mỗi nơi?".

"Anh nhìn rõ lắm rồi, em ơi. Nhất là đêm hôm qua, khi anh đứng nhìn hai đứa con mình ngủ trong giường. Em cho anh gửi Củ Hành lại.

Ngày mai, anh thuê người tới đập cầu thang xoáy bên ngoài, mở lại lối cầu thang bên trong. Em không muốn thấy mặt anh nữa thì để anh đi, miễn em được thoải mái. Miễn Cà Rốt và Củ Hành được sống bên nhau". "Anh không đem theo một thứ gì cả, cũng không cần tiền. Khi hạnh phúc đã mất, tiền bạc, tài sản cũng thành vô nghĩa. Hôm nay, anh mời em ra đây chỉ để nói với em như thế mà thôi ...".

Nước mắt chị chảy tràn. Trên tất cả mọi điều, chị vẫn còn yêu anh lắm. Anh là người đàn ông duy nhất mà chị yêu. Xa anh, chị không chỉ hành hạ anh mà còn hành hạ chính mình. Chị biết chuyện anh gặp Cà Rốt mỗi ngày. Biết tất cả.

Trẻ con ngủ mớ thường nói ra hết những gì chúng cất trong lòng. Nửa đêm, Cà Rốt ôm cổ mẹ mà tưởng là bố, thủ thỉ: "Mẹ sửa bếp điện mãi mà không được, cứ bị giật hoài, bố ạ. Tội nghiệp mẹ nhỉ? Còn bố vá quần cho Củ Hành bị kim đâm vào tay phải không? Cũng tội nghiệp bố luôn. À, ngày mai khi bố đến, bố mua cho con que kem nhé. Con thèm ăn kem lắm, nhưng mẹ chẳng mua gì cả ...".

Rồi Cà Rốt lại nói, như nói với Củ Hành: "Ngày mai chị bảo mẹ pha sữa rồi đổ vào chai, đem đi cho Củ Hành nghe. Hay chị giấu mẹ, đổ sữa của chị vào chai cũng được. Chị uống mãi, chán lắm. Còn Củ hành lại thèm ...".

Càng nghe, chị càng xót. Chui đầu vào gối, chị cắn răng khóc rưng rức. Chị cũng nhớ Củ Hành, nhớ anh đến điên dại. Đêm nằm, chị cũng lắng nghe bước chân anh đi đi, lại lại trên lầu. Thỉnh thoảng, chị lại lục tủ lấy chiếc áo của anh ấp mặt vào và khóc thầm. Nghe tiếng anh ho, lòng chị nhói buốt.

Nhìn đôi mắt thâm quầng của chị, mẹ lắc đầu: "Ghen có năm bảy đường ghen, nhưng ghen mà đày ải mình như mày, mẹ mới thấy có một. Nghe lời mẹ, tha lỗi cho chồng đi con. Tao nghe người ta bảo dạo này nó cũng sa sút tinh thần, sức khoẻ tồi tệ lắm ...".

Chị gắt: "Mẹ nói cứ như đùa. Đã ly dị rồi mà còn tha thứ nỗi gì. Mẹ đừng làm con rối tung lên nữa".

Mẹ dỗi: "Vâng, tôi xin lỗi. Chuyện của chị tôi không có quyền xía vào. Nhưng tôi xót cho cháu tôi lắm. Chúng nó có lỗi gì mà phải xa bố, xa mẹ, sống mỗi đứa mỗi nơi chứ? Cứ ích kỷ, chỉ nghĩ đến mình thì đừng sinh chúng nó ra. Ngày trước ấy à? Tôi mà không tha thứ cho bố chị, giờ này không chừng chị sống với mẹ ghẻ, chứ không phải tôi đâu".

Nghe mẹ nói mà chị lạnh cả người. Sao chị không nghĩ ra điều ấy nhỉ? Nếu ..., nếu người đàn bà kia trở thành mẹ ghẻ của Củ Hành, chị biết làm thế nào? Chị không muốn điều ấy xảy ra. Không phải vì chị sợ bà mẹ ghẻ ấy không thương yêu Củ Hành. Cái chính là trong sâu thẳm tâm hồn, chị không muốn mất anh.

Mắt chị càng thâm quầng hơn vì những đêm mất ngủ. Chị hối hận vì đã quyết liệt ly dị chồng.

Anh lặng lẽ nhìn chị. Câu hỏi bật ra khiến anh cũng run rẩy cả người: "Em còn yêu anh không? Em thù ghét anh, ly dị anh, nhưng trong lòng em còn yêu thương anh chút nào không? Nếu còn, dù chỉ là sợi chỉ mong manh, anh cũng xin em cho anh một cơ hội để làm lại từ đầu. Anh ngàn lần cầu xin em ...".

Nước mắt nhòa nhạt, nghẹn cứng trong lồng ngực, chị cứ nức nở, nức nở mãi. Thế rồi, chị đặt bàn tay run rẩy của mình lên tay anh. Anh lặng người.

Ở nhà trẻ, chỉ còn Cà Rốt và Củ Hành chơi lò cò trên sân. Củ Hành bảo: "Hôm nay bố lại quên đón em rồi". Cà Rốt cười: "Thì về với mẹ và chị . Càng sướng". Củ Hành lại bảo: "Nhưng sao hôm nay mẹ cũng đó chị muộn thế?". Cà Rốt tròn xoe mắt: "Ừ nhỉ".

Hai đứa không chơi lò cò nữa, đứng gí mũi vào ô mắt cáo. Vừa lúc đó, những ánh đèn loang loáng rọi vào. Củ Hành reo: "Bố đến rồi". Cà Rốt cũng reo: "Mẹ đến rồi".

Bố và mẹ cùng dựng xe, bước nhanh đến chỗ hai đứa trẻ. Cà Rốt giật giật tay Củ Hành: "Nhìn kìa. Bố nắm tay mẹ". Củ Hành toét miệng cười: "Em đã bảo mà. Chơi mãi trò ly dị, chán lắm".. 

(Sưu tầm)

00
Bạn cần đăng nhập trước khi bình luận
16/03/2015 15:01

Đó chính là "nghề" làm Cha Mẹ.
Hãy phụ giúp Người dù cánh tay nhỏ bé, dù túi tiền không đầy, dù cách xa hàng trăm km... Vẫn luôn luôn có cách để Người vui.

Nghỉ lễ, về nhổ cỏ phụ Cha, lặt rau phụ Mẹ.

00
Bạn cần đăng nhập trước khi bình luận
16/03/2015 14:53

Lúc còn nhỏ: bị cha đánh đòn, bị mẹ trách phạt, phụ mẫu cãi nhau, đó là những lúc cảm xúc cùng cực đau khổ nhất
Giờ lớn rồi thấy chuyện đó cũng thường thôi.

Lúc đi học: bị điểm 2 chỉ muốn chui đầu xuống đất, bị bạn bêu xấu chỉ muốn bỏ trường
Giờ lớn rồi thấy chuyện đó rất bình thường.

Năm 18 tuổi: rớt đại học thật là nhục nhã, chỉ muốn chết quách cho rồi
Giờ đã lớn thấy chuyện đó cũng không cần phải nghiêm trọng thế.

Lần đầu thất tình: đất trời sụp đổ, bản thân không còn thiết sống, tưởng trên đời này chẳng còn có thể yêu ai
Giờ mới thấy suy nghĩ hồi đó thật là ngu ngốc.

Khi đi làm: xung khắc cùng đồng nghiệp, mắc lỗi trong công việc, bị người ta hãm hại, mọi thứ dường như ập lên đầu, stress nặng
Giờ qua rồi thấy chuyện đó cũng chỉ là một phần cuộc sống.

Thế đấy, khi xảy ra chuyện thì thấy nó thật là kinh khủng. Nhưng qua rồi thì thấy nó cũng thường thôi. Hãy đặt sự việc hiện tại vào chiều dài của cả cuộc đời, ta sẽ thấy việc ấy cũng chỉ là một trang trong quyển sách dài cuộc sống.

Chẳng có nỗi buồn nào là mãi mãi. Chẳng có nỗi đau nào lớn hơn sự sống của mình. Dù trời đang đêm thì vẫn hãy nhớ rằng: ngày mai mặt trời rồi sẽ sáng.

10
Bạn cần đăng nhập trước khi bình luận
16/03/2015 14:52

Đáng sợ nhất trên đời này không phải tội ác, 
không phải cơn giận dữ, 
không phải lòng ích kỷ hay tráo trở... 
mà đó là cái Tôi.

Hầu như, tất cả những tội lỗi trên đời đều sinh ra bởi cái Tôi thái quá. 

Cái tôi dân tộc thái quá sẽ khiến cho họ tự phong mình là thượng đẳng và gây hấn với dân tộc khác.
Cậu thiếu niên vì cái tôi mà bạo lực, cô nữ sinh vì cái tôi mà buông ra những lời chà đạp đối phương.
Tham lam, hãm hại, thậm chí giết người... xét cho cùng cũng vì cái Tôi quá lớn.

Bởi thế, nó là cái khó làm chủ nhất trên đời. 
Nó có thể làm người ta biến chất sau một sự cố, sau một lần thua cuộc, sau một lời xúc phạm.

Sắc nhọn quá làm chi...
Vị kỷ quá làm chi...
Sống thôi mà.

11
Bạn cần đăng nhập trước khi bình luận
16/03/2015 14:51

Chào thầy, con tên NĐL, sinh viên năm 2 trường múa TpHCM. Con vừa bị lừa thầy ơi, con xin được kể ngắn gọn như sau: 
Chiều qua trên facebook, chị gái con bên nước ngoài có gửi tin nhắn nói chuyện với con và nhờ con mua cho chỉ các loại thẻ cào (viettel, vinaphone, mobiphone) loại nào cũng được, để chỉ bán lại cho các bạn việt kiều chơi game việt lấy lời... 
Khi con gửi mã số thẻ cào (và số seri) tổng cộng 2 triệu cho chỉ, chỉ tiếp tục kêu con gửi thêm 3 triệu nữa, con định gửi thì có đứa bạn con nhắn tin nói, bữa nay chị con kì lắm, sao cứ kêu mua thẻ cào dùm... Con thấy nghi nên mới điện thoại xin mẹ số điện thoại của chị bên nước ngoài, con điện thoại qua chị thì nghe chị nói không hề có chuyện đó... Lúc đó con mới biết facebook của chị con đã bị hack, người nói chuyện bằng facebook của chị con nãy giờ thật ra là 1 người khác.
Chuyện của con là vậy, sau đó con báo cho bạn bè, thì mới biết cũng có nhiều người đã và đang bị tình trạng tương tự như con.

=> ỨNG XỬ: Nếu phát hiện ra đó là người giả mạo, hãy tương kế tựu kế: Lợi dụng lòng tham của thủ phạm để đưa hắn vào tròng.
"Chị ơi, hôm qua bác hai qua nhà gửi cho chị 150 triệu tiền đầu tư hôm trước đã hứa. Hôm bữa chị có nói cứ gửi cho bạn chị ở Việt Nam sắp qua Mỹ đem qua, chị cho em địa chỉ của bạn chị hoặc kêu bạn tới gặp em để em đưa luôn cho kịp nha". 

Em nên báo C.A trước hoặc tổ chức người thân vây bắt nếu thủ phạm liên hệ và giả bạn của chị để đến lấy.

Tuy nhiên, nếu đối phương quá cảnh giác thì chỉ còn cách nhờ dân công nghệ thông tin lần ra địa chỉ IP của máy tính thủ phạm đang dùng, từ đó biết địa chỉ thực địa của đối phương.
Nếu thủ phạm dùng internet công cộng thì...chỉ có nước rút kinh nghiệm xem như học phí để đổi lấy một bài học về sự cảnh giác online.

Share để mọi người cùng biết nhé.

00
Bạn cần đăng nhập trước khi bình luận
16/03/2015 14:50

Nếu dùng thời gian và công sức ta dựng được 5 cái nhà tàm tạm. Ở thì được nhưng phải giấu, không làm được sổ hồng sở hữu.
Nhưng cũng bấy nhiêu công sức đó tập trung ta xây được nguyên 1 căn biệt thự. Công khai trước mọi người và giấy tờ đầy đủ.
Bạn sẽ hạnh phúc và yên tâm hơn khi ở bên nào?

Trong tình yêu, nếu lăng nhăng bồ bịch, ừ thì vui đấy nhưng chỉ nhất thời. Cái tình mình dành cho họ xét cho cùng chủ yếu là tình dục.
Còn nếu chung thuỷ với một người duy nhất và xứng đáng, cái nhận được là cảm giác của một tình yêu sâu - một sự quan tâm sâu - một tình yêu thật mà những"tình yêu nhà chòi" phơn phớt khác không bao giờ mang đến được.

Làm ngơ trước cám dỗ của nhan sắc, dục vọng, để giữ được mình, để tình yêu của mình trọn vẹn, dù vẫn có nguy cơ đổ vỡ, nhưng đó là cách duy nhất để ta có cơ hội cảm nhận được hạnh phúc của tình yêu đúng nghĩa.

Dù lang bạt thế nào, thì cơm nhà vẫn là thân thương nhất.
Đừng đánh mất mặt trăng của mình vì mải miết đếm sao.
Bạn nhé.

00
Bạn cần đăng nhập trước khi bình luận
16/03/2015 14:50

Khi gặp chuyện gì kinh khủng, đau đầu ghê gớm, tâm trạng căng thẳng nặng, con tim sợ hãi, lo lắng bất an... nói chung là những cái cảm xúc đáng sợ nhất, tôi vẫn thường tự nhủ: Sống thôi mà! Có gì ghê gớm lắm đâu! 

Thật vậy, nếu một viên sỏi rơi vào trong cốc, nó sẽ làm cho cốc bắn tung tóe. Nhưng nếu đặt viên sỏi rơi giữa biển, ta thấy nó cũng chỉ là một điều nhỏ nhặt trong cuộc sống mà thôi.

Một sự cố xảy ra như là viên sỏi, nếu xem xét nó trong độ dài của cả một cuộc đời, ta thấy nó cũng là một sự kiện nhỏ trong quãng đường cuộc sống.
Lúc đó bình tĩnh lại rồi, dần dần mà tìm cách giải quyết, sự việc nào rồi cũng xong. Mà không xong thì ta cũng đã cố gắng hết sức mình, không thể nào hoàn hảo trong tất cả 100% sự việc.

Thế nên, khi gặp chuyện gì kinh khủng, stress ghê gớm, căng thẳng nặng, bên trong sợ hãi, lo lắng bất an, cực cùng đau khổ...... nói chung là những cái cảm xúc đáng sợ nhất, hãy đặt chúng vào so với chiều dài cuộc sống 

Sống thôi mà! Có gì ghê gớm lắm đâu!

00
Bạn cần đăng nhập trước khi bình luận
16/03/2015 14:49

Chẳng có tin nhắn, email, cuộc gọi hay comment nào trên thế giới ảo có thể thay thế cho một nụ cười dịu dàng, một ánh mắt nhìn sâu, một cái chạm gần, một vòng tay ấm trong đời thực...

Đôi khi được ngồi bên cạnh để kể cho nhau nghe vài câu chuyện vu vơ, bất chợt hỏi nhau vài câu ngắn ngủi... hay đơn chỉ là im lặng và cùng nhìn về một hướng, ta sẽ thấy rằng cuộc sống online đã lấy của mình biết bao khoảnh khắc dịu dàng trong cuộc sống...

Bức tranh kỷ niệm được vẽ bằng ghế đá, hàng cây, bằng những con đường nhỏ, bằng tiếng cười giòn giã của bạn bè, bằng những bịch bánh tráng me chia nhau nho nhỏ... Đó là bức tranh sống thực mà không thế giới ảo nào có thể thay thế được.

00
Bạn cần đăng nhập trước khi bình luận

0